[giaban][/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot]HOT[/hot]
[hangsx][/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]
[mota]
- Có bảo hành
- Xuất xứ: Việt Nam
[/mota]
[chitiet]
Tên Việt
Nam: TRÀM CỪ
Tên khoa
học: Melaleuca cajuputi
Họ: Myrtaceae
4.1 Đặc điểm hình thái
- Cây gỗ cao 20 –
25 m, đường kính 50 – 60 cm. Thân không thẳng. Vỏ màu trắng xám, có thể bóc
thành nhiều lớp mỏng, xốp, có mùi thơm.
- Lá đơn mọc cách,
dày, cứng bóng, màu lục sẫm, hình mác hoặc hình trái xoan hẹp, nhọn dần cả về
hai đầu.
- Hoa nhỏ, màu
trắng vàng nhạt, hợp thành bông, hoa không cuống.
- Quả nang hình
bán cầu hoặc gần tròn, hạt tròn hay có mũi nhọn.
4.2 Phân bố địa lý
- Cây phân bố ở
Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Tân Tây Lan, Ghinê, ….
- Cây ưa đất phèn,
vùng ven biển nhưng cũng có thể chịu được đất đồi khô nóng, tầng đất nông, xói
mòn mạnh.
- Cây ưa sáng hoàn
toàn, tán lá thưa, sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt, khả năng đâm chồi mạnh.
4.3 Giá trị kinh tế
- Gỗ có dác, lõi
ít phân biệt, màu xám hồng. Gỗ cứng, nặng, thớ vặn, dùng đóng đồ dùng thông
thường.
- Lá dùng chưng
cất tinh dầu, thường gọi là dầu khuynh diệp, có vị cay, ấm, thơm có tác dụng
làm ra mồ hôi, giảm đau, trừ phong thấp, sát trùng, trị cảm cúm, ngạt mũi, giúp
tiêu hóa.
- Rừng tràm có tác
dụng cải tạo đất, chống phèn hóa.
4.4 Một số thông số kỹ thuật
- Nơi thu hái:
Long An.
- Phương thức bảo
quản:
+ Điều kiện thông
thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30oC, giữ hạt được 1 – 2
năm.
+ Bảo quản khô mát
ở nhiệt độ 5 – 10oC, hạt giữ được 3 – 4 năm.
Không để hạt nơi
ẩm, thấp, dễ thấm nước.
- Số
hạt trong 1 kg = 20.000.000 hạt.
4.5 Kỹ thuật gây trồng
Thu hái,
chế biến và bảo quản hạt giống
- Thu hái hạt
giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng
đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu
bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu
hiệu nhận biết quả đã chín: Quả có màu vàng nâu.
- Quả sau khi thu
hái đem về phải chế biến ngay. Phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại
thành từng đóng (đóng cao không quá 50 cm và phải thông gió) từ 2 – 3 ngày cho
quả chín đều, mỗi ngày đảo 1 lần. Quả chín đem rải đều phơi dưới nắng nhẹ (2 -
3 nắng) để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để
tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo
trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải,
cót, nong, nia, … Hạt sau khi thu tiếp tục được phơi 1 – 2 nắng cho khô, đem
sàng sảy hết tạp vật, thu hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại đem đi bảo
quản.
Tạo cây con
Làm đất gieo
Cày bừa và dọn
sạch cỏ đất gieo, rồi lên luống và san phẳng mặt luống, có nước lấp xấp như
luống gieo mạ.
Xử lý hạt
giống
Hạt giống trước
khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10
phút, sau đó vớt ra rửa sạch, sau đó cho vào túi vải ủ (mỗi túi từ 20 – 30
gram), mỗi ngày rửa lại trong nước ấm 1 lần và ủ lại, sau 3 – 4 ngày hạt nứt
nanh đem gieo vào luống đã chuẩn bị sẵn.
Gieo hạt
Gieo khoảng 1
kg/500 m2, trộn đều hạt với cát khô theo tỷ lệ: 1 phần hạt + 3 phần
cát. Khi gieo phải gieo từ từ, nhẹ nhàng để đảm bảo hạt được rải đều trên mặt
luống. Sau khi gieo xong phủ 1 lớp (3 – 4 mm) cát mịn phủ lên trên. Tưới nhẹ
một ít nước bằng bình có gắn vòi hoa sen cho đủ ẩm để hạt nảy mầm. Dùng rơm
(hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt
luống. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 7 – 10 ngày,
cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô)
Chuẩn bị bầu
đất
Dùng túi bầu PE 7
x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20%
phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác). Đất làm ruột bầu được
đập, sàng nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu đóng xong được xếp
đứng, thẳng hàng theo từng luống, luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều
dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.
Cấy cây
và chăm sóc cây con
Nhổ cây con từ
luống gieo và đặt vào khay có chứa một ít nước để tránh cây bị héo do đứt rễ.
Dùng que nhỏ được vót nhọn một đầu để chọc một lỗ ở giữa ruột bầu. Cấy cây vào
bầu một cách cẩn thận, phải giữ cho cây không bị dập nát, rễ không bị cong,
gãy. Nếu rễ quá dài thì cắt bỏ chỉ để còn khoảng 1,5 cm.
Cấy xong che nắng
100% từ 4 – 5 ngày, hoặc dài hơn nếu thời tiết xấu và khả năng sống của cây con
kém. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ, mỗi
ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc
2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần. Sau 7 – 10 ngày dỡ dần dàn
che xuống còn 70% và tiếp tục giảm dần đến khi cây đạt chiều cao từ 15 cm trở
lên thì dỡ bỏ dàn che hoàn toàn. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.
Khi cây con đạt
chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát
triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục
chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởng kém bằng
phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng
1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước.
Trước khi xuất
vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây
nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng
rừng.
Thời gian nuôi cây
trong vườn ươm từ 3 - 4 tháng, cây có chiều cao từ 30 cm trở lên, đường
kính cổ rễ 3 – 4 mm thì có thể xuất vườn.
Phòng trừ sâu
bệnh
Cây con ở
giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu,
bệnh gây hại. Vào mùa mưa rất dễ phát sinh nấm bệnh, do đó nên tưới dung dịch
Booc đo nồng độ 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương
đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1
lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể
dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Phun
thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau khi phun thuốc 2 – 3 giờ thì tưới
lại bằng nước sạch.
Kỹ thuật
trồng và chăm sóc rừng trồng
Chuẩn bị đất
trồng
- Phát dọn thực bì
trên mặt đất và đốt sau đó dùng máy cày để cày lật đất. Hoặc có thể sử dụng máy
làm đất có trục quay để dọn và nhận chìm thực bì trong mùa mưa. Cần xử lý thực
bì theo cách này khi lập địa ngập nước ở mức 0,4 – 0,6 m. Sau khi loại bỏ thực
bì, các loại rác trôi nổi trên mặt nước cần được thu dọn và gom lại để dọc bờ
bao của lô trồng rừng.
- Có 2 cách làm
đất, đó là lên líp và không lên líp. Lên líp có tác dụng rửa phèn và chống ngập
lụt. Phương pháp này tạo cho cây sinh trưởng tốt hơn, nhưng chi phí tốn kém hơn
rất nhiều so với trồng rừng không lên líp. Tùy theo khả năng đầu tư trồng rừng
và điều kiện lập địa cụ thể mà chọn phương pháp làm đất thích hợp.
3.2 Thiết kế
mật độ trồng rùng
Tùy theo mục đích
trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng khác nhau. Thông
thường thì trồng với mật độ 30.000 – 40.000 cây/ha, thiết kế theo kích thước
0,73 x 0,5 m hoặc 0,5 x 0,5 m. Sau một vài năm tiến hành tỉa thưa, chặt bỏ
những cây xấu, cong, nhỏ. Mật độ chừa lại sau khi tỉa thưa từ 10.000 – 15.000
cây/ha là phù hợp.
Trồng cây
- Mùa vụ trồng
rừng phù hợp nhất là tháng 5 – 6 (trước mùa lũ) hoặc tháng 11 – 12 (sau mùa
lũ).
- Đối với cây con
rễ trần: Cầm cây ở phần thân gần rễ, cắm cây vào đất sâu khoảng 8 - 10 cm, nén
đất ở gốc rễ để giúp cây đứng vững. Chú ý, cần phải nhổ cây con ra khỏi vườn
ươm và giâm cây trong nước sạch 7 – 10 ngày trước khi trồng để cây ra rễ
con.
- Đối với cây
trong bầu: Trước khi đem trồng cần tạo lỗ có đường kính 7 – 10 cm, sâu 15 – 20
cm bằng cây nọc gỗ hoặc cái bay xới đất tùy theo đất ướt hay khô. Xé bỏ túi
bầu, đặt cây vào giữa hố và lấp đất để cho cây con đứng thẳng.
Chăm sóc
- Sau khi trồng 10
– 20 ngày, kiểm tra tỷ lệ sống của cây trồng, nếu tỷ lệ cây sống dưới 80% trên
30 m2 thì cần trồng dặm để đảm bảo mật độ ban đầu.
- Trong mùa khô
của năm thứ nhất, cần tiến hành làm cỏ cho rừng trồng. Trong điều kiện cho
phép, sau khi làm cỏ cần bón phân 75 – 100 kg/ha.
- Năm thứ hai và
năm thứ ba, cần tiến hành làm cỏ và tỉa thưa cành dưới của cây để thúc đẩy sinh
trưởng của cây trồng.
Bảo vệ, phòng
chống cháy rừng
- Ngăn chặn trâu
bò vào phá hoại cây trồng, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân xung quanh vùng
về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
- Phòng chống cháy
rừng bằng cách cày làm sạch cỏ theo băng.
[giaban][/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot]HOT[/hot]
[hangsx][/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]
[mota]
- Có bảo hành
- Xuất xứ: Việt Nam
[/mota]
[chitiet]
Tên khác: Muồng xiêm
Tên khoa học: Cassia
siamea Lamarck,
Senna siamea (Lamk)
Iruvin & Barnby
Họ thực vật: Vang (Caesalpiniaceae)
3.1 Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 15-20m,
đường kính 30-35cm. Vỏ màu xám nhạt, nứt dọc. Cành non có khía, phủ lông mịn.
Tán dài, rộng. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 10-25cm, cuống lá
dài 2-3cm.
Lá chét 7-15 đôi, màu
xanh thẫm, hình bầu dục, dài 3-7cm, rộng 1-2cm, đầu tròn hay lõm với 1 múi nhọn
ngắn, gốc tròn. Lá kèm nhỏ, dễ rụng. Cụm hoa chuỳ lớn ở đầu cành, màu vàng.
Ra hoa tháng 7-12, quả
chín tháng 1-4 năm sau. Quả đậu dẹt, nhẵn, lượn sóng, dài 20-30cm, rộng
1-1,5cm, khi chín màu đen. Mỗi quả có 20-30 hạt dẹt, hình bầu dục rộng, khi
chín có màu nâu.
3.2. Đặc tính sinh
thái
Có nguồn gốc ở Đông Nam
Á, mọc ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ, Trung Quốc,
Philippin,… Ở Việt Nam cây mọc tự nhiên từ các tỉnh miền Bắc trở vào các tỉnh
phía Nam, nhiều nhất ở Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai. Phân bố ở độ cao
tới 1200m so với mực nước biển, nơi có lượng mưa bình quân năm trên 1500mm
nhưng chịu được ở vùng có lượng mưa bình quân năm dưới 500mm.
Cây trung tính thiên về
ưa sáng, ưa đất giàu canxi và đất bồi tụ trung tính màu mỡ, ẩm. Mọc được trên
đất khô cằn, kể cả đất cát nghèo xấu. Cây mọc nhanh, sức nảy chồi khoẻ. Cây 3-5
tuổi bắt đầu ra hoa quả.
3.3. Giống và tạo cây
con
Hạt giống được lấy từ cây mẹ 7-8 tuổi trở lên. Thu quả về đem phơi
nắng rồi chà sát, tách hạt và làm sạch tạp vật, bỏ hạt vào túi nilông, để nơi
khô ráo hay đưa bảo quản lạnh. Một kg có 3000 hạt, tỷ lệ nảy mầm 80-90%. Ngâm
hạt trong nước sôi, đến khi nước nguội vớt hạt ra, để ráo nước. Đem hạt gieo
vào bầu hoặc ủ hạt trong túi vải, hàng ngày rửa chua bằng nước ấm 25-30oC cho
nứt nanh rồi mới gieo mỗi bầu 1 hạt ở độ sâu lấp hạt 1cm.
Ruột bầu là đất mặt vườn
ươm hay đất dưới tán cây bụi trộn với 1-2% supe lân hoặc 5-10% phân chuồng hoai
theo khối lượng. Hạt gieo sau 3-4 ngày thì nảy mầm, hàng ngày tưới nước đủ ẩm
và định kỳ 15-20 ngày làm cỏ, phá váng 1 lần. Cây gieo ươm 2-3 tháng, đạt chiều
cao 20-25cm, không bị sâu bệnh hại, cụt ngọn là đủ tiêu chuẩn đem trồng.
3.4. Trồng và chăm
sóc rừng
Trồng rừng toàn diện
trên bãi cát cao hoặc lên líp cao 20-30cm trồng theo đai lưới ô vuông trên bãi
cát ẩm ướt mùa mưa, giữa các ô vuông trồng cây nông nghiệp như dưa hấu, dưa
gang, đậu, lạc, sắn, hành, kiệu,…
Trồng thuần loài hoặc
hỗn giao theo băng với các loài phi lao, bạch đàn, keo lá tràm, keo lá liềm.
Mật độ trồng rừng 2.500
cây/ha (2x2m) hoặc 2.000 cây/ha (2×2,5m). Cuốc hố trồng với kích thước
30x30x40cm, hoặc 40x40x50cm.
Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi
năm 2 lần. Năm đầu chăm sóc lần 1 sau khi trồng 2-3 tháng. Nội dung chăm sóc
gồm phát dọn cây cỏ, cây bụi xâm lấn, xới đất quanh gốc rộng 0,5-0,8m, vun gốc
cây.
3.5. Khai thác, sử
dụng
Gỗ có dác lõi phân biệt,
dác màu trắng vàng đến trắng, dày 3-7cm, lõi màu nâu đậm đến đen tím. Thớ
thẳng, kết cấu hơi thô, cứng, tỷ trọng 0,912. Lõi khó mục, không bị mối mọt,
dùng trong xây dựng, đóng đồ cao cấp, đồ mỹ nghệ.
Cây thường xanh được
trồng làm cây bóng mát, cây cảnh quan ven đường, trồng rừng lấy gỗ, trồng rừng
phòng hộ vùng cát ven biển. Trồng làm cây che bóng cho Chè, Cà phê. Sau 3-4 năm
chặt bỏ những cây cong queo, sâu bệnh chèn ép cây khác tận dụng làm củi. Rừng
30-40 tuổi có thể khai thác sử dụng.
[giaban][/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot]HOT[/hot]
[hangsx][/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]
[mota]
- Có bảo hành
- Xuất xứ: Việt Nam
[/mota]
[chitiet] Gòn Gai
Đây là loại
cây thân gỗ to có đường kính lên đến 3m, cao tới 60 – 70m. Nhiều cành to với
các gai cứng mọc quanh thân. Lá mọc trên cuống gồm 5 – 9 lá chiều dài từ 15 –
20cm, giống lá chân vịt. Quả dài khoảng 15cm với những cây trưởng thành có thể
ra hàng trăm quả. Khi quả non có màu xanh, quả già sẽ khô lại và tách vỏ, có lớp
bông mịn màu hơi vàng và hạt lẫn trong sợi bông.
Gòn
gai được biết đến có nguồn gốc từ châu Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây châu
Phi. Cây còn được trồng tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma,
Lào và phía Nam nước ta.
Đặc tính sinh trưởng và phát triển như gòn thường phía
trên.
2.3 Kỹ thuật trồng gòn thường và gòn gai đơn giản:
Chuẩn bị đất:
Có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng
tốt nhất là đất phù sa và đất màu. Yêu cầu cày bừa kỹ ( cày sâu từ 15-20 cm ),
làm đất tơi nhỏ, đặc biệt là khi trồng bằng hạt.
Liều lượng phân bón trên mỗi hecta:
10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, bón lót toàn
bộ theo hàng rạch.
200 – 250 kg super lân, bón lót toàn bộ theo
hàng rạch.
150 – 200 kg sunphat kali, bón lót toàn bộ theo
hàng rạch.
200 – 300 kg sunphat đạm, chia đều để bón thúc
sau mỗi lần thu hoạch.
Cách trồng:
Có thể trồng bằng hạt hoặc dùng khóm để trồng.
Sau giai đoạn làm đất kỹ, ta rạch mỗi hàng cách nhau 40 – 50 cm, sâu 15 cm nếu
trồng bằng khóm và sâu 10 cm nếu trồng bằng hạt.
Lượng hạt vừa đủ cho 1 hecta là 15– 20 kg.
Lượng khóm cần từ 5 – 6 tấn/ha.
Cách thu hoạch:
Sau khoảng thời gian 60 ngày khi gieo trồng thì
cho thu hoạch lứa đầu tiên, ta cắt phần trên, cách mặt đất 10cm. Các lứa sau
tiếp tục thu hoạch sau 40-45 ngày.
2.4 Chăm sóc cây gòn thường và có gai:
Sau 1 năm thì mới cắt cành và dạo da gòn ( để
tạo độ bám tốt cho dây tiêu) nhằm giúp cây gòn mau phát triển. Nếu bạn trồng ở vùng đất đỏ có mối nhiều thì
nên cho 2-3 viên silin xuống lỗ trước khi cho gòn xuống nhằm để tránh mối. Việc trồng gòn cũng không phải tốn nhiều thời
gian chăm sóc như các loại cây khác. Khi
cây gòn lớn, bạn hãy tiến hành tỉa cảnh, tạo dáng để cây không phát triển mạnh. Bạn không phải xịt thuốc vì cây gòn rất
ít sâu bệnh, cây dễ phát triển. Bạn chỉ cần tỉa nhánh cho cây gòn tập trung lên
thẳng.
[giaban][/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot]HOT[/hot]
[hangsx][/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]
[mota]
- Có bảo hành
- Xuất xứ:
[/mota]
[chitiet]
Nguồn gốc:
Cây Gòn hay gọi là cây bông gạo, còn được gọi là cây bông gòn, cây
bông lụa, cây bông Java, danh pháp khoa học hai phần : Ceiba pentandra, là một
loài cây nhiệt đới thuộc bộ Cẩm quỳ (Malvales) và họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa
rộng, trước đây được tách ra trong họ riêng gọi là họ Gạo (Bombacaceae), có
nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền
tây châu Phi (phân loài Ceiba pentandra guineensis). Từ này còn được sử dụng để
chỉ sợi thu được từ quả của nó. Nó có lẽ là loại cây linh thiêng trong thần
thoại Maya.
Nó còn có tên gọi là
cây bông Java, bông gòn Java hay cây bông lụa.
Cây
bông gạo ( bông gòn ) cao tới 60–70 m và có thân cây to lớn (đường kính tới 3 m)
với các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn, cứng.
Lá phức chứa 5-9 lá
chét, mỗi lá chét dài tới 20 cm và tương tự như lá cọ (lá dạng chân vịt).
Cây trưởng thành sinh
ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả chứa các hạt được bao bọc
trong các sợi mịn có màu vàng là hỗn hợp của linhin và xenluloza. Quá trình thu
hoạch và tách sợi rất tốn công sức và là công việc thủ công.
Đặc
tính thực vật:
Sợi của nó nhẹ, nổi trên nước, đàn hồi, dễ cháy
và không thấm nước. Nó không thể xe thành sợi giống như chỉ nên được dùng làm
chất nhồi cho các loại đệm, gối, bàn ghế, đồ chơi trẻ em và các lớp cách âm,
cách nhiệt. Nó cũng đã từng được dùng nhiều trong các loại áo bông hay các đồ
vật tương tự nhưng ngày nay đã được thay thế bằng các vật liệu tổng hợp nhân
tạo. Hạt chứa dầu được sử dụng để nấu xà phòng và có thể làm phân bón.
Việc canh tác thu hoạch quy mô được thực hiện
châu Á, chủ yếu là ở Java (từ đây mà có các tên gọi khác liên quan đến Java) và
các nơi khác ở Indonesia, Malaysia, nhưng cũng có tại Philipin và Nam Mỹ.
Sợi
tương tự được tìm thấy trong quả của cây Bombax malabarica (cây bông lụa Ấn Độ,
nó còn được gọi là cây bông gòn Ấn Độ) và sợi của nó có màu sẫm hơn cũng như
không nhẹ như loại của cây bông gạo này.
Loài cây này là "quốc thụ" của Puerto
Rico. Cây bông gạo cũng là một trong các chủ đề chính trong
The Great Kapok Tree của Lynne Cherry.
Đây là một loài cây gỗ lớn rụng lá theo mùa, có
nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, cũng có thể cả Tây châu Phi. Cây mang nhiều đặc
điểm thực vật học gần với Bông gạo, Pơ-lăng… nên được xếp cùng họ Bông gạo –
Bombacaceae với các loài đó (cũng có tác giả cho rằng nó thuộc họ Bông –
Malvaceae). Nó nằm trong chi Ceiba, với tên loài là Ceiba pentandra (trong đó
pentandra có nghĩa là 5 nhị). Cây mang lá kép chân vịt 5-9 lá chét. Hoa thường
nở trước khi lá mới xuất hiện. Hoa mẫu 5, cánh hoa màu trắng kem hay hồng nhạt.
Quả nang lớn, mọc thỏng, vỏ quả mỏng, ruột quả lớn chứa toàn sợi, khi khô tự
khai.
Do sợi quả của nó không hút ẩm, mềm mại, màu
sáng trông khá tinh khiết, nhẹ, nổi được trên nước, đàn hồi khá mạnh, không bị
xe thành búi như sợi bông vải, nên đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau như làm các lớp cách nhiệt, cách điện, nhồi thú bông, nệm trải
giường, lót ghế, chăn đắp, gối… Hạt bông gòn chứa nhiều dầu, sử dụng được cho
việc sản xuất xà phòng. Nước sắc vỏ thân được dùng cho lợi tiểu, kích dục, điều
trị chứng đau răng, và cả cho tiêu chảy thể II. Gỗ của Bông gòn nhẹ, mềm, dễ
gia công. Nhiều nơi dùng gỗ của những cây Bông gòn cổ thụ, có kich cỡ lớn, để
làm ca-nô. Từ đó, cây Bông gòn đã được di thực vào các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới hầu khắp trái đất, đặc biệt là châu Á. Nó đã sớm trở thành cây trồng
kinh tế ở nhiều nơi như Java, Indonesia, Malaysia, Philippines và Nam Mỹ. Trong
đó, Java là nơi phát triển mạnh nhất.
Trong thực tế, Bông gòn có nhiều dạng. Dạng thân không gai, vỏ
cành nhánh và thân non đều có màu xanh; Dạng thân và cành có nhiều gai thô,
cành già và thân già có màu xám nâu; Dạng thân cành không gai, cành già và thân
già có màu xám nâu, lá nhỏ, dày, trông tựa cây Chân chim, tán lá gọn… Ở công
viên Hoàng Thành, dọc theo đường Lê Huân, đoạn gần cửa Chưởng Đức, có 3 cây
thuộc dạng thứ ba, có thân thon, thẳng, dáng dấp đẹp, cây cao khoảng trên dưới
20 m.
Cây tái sinh bằng hạt và chồi đều khỏe, do vậy
tốc độ phát triển cá thể khá nhanh. Nhiều trường hợp, người dân cắt cành cắm
làm trụ hàng rào hoặc làm choái cho cây nông nghiệp leo, sau một thời gian,
cành đã phát triển thành một cây mới. Khi cây bị chặt hạ chừa lại phần gốc, các
chồi ngủ được đánh thức, sinh trưởng rất nhanh. Nếu không bị xử lí tiếp thì sau
một thời gian ngắn, gốc cây đó đã tái tạo một cây mới có hằng chục cành mọc
đứng. Có thể lợi dụng đặc điểm này, dùng nó làm vật liệu trồng phân tán hoặc
tập trung ở những nơi thích hợp để thu sản phẩm, đồng thời phòng hộ chống xói
mòn đất và che chắn cho hệ thống cây trồng nông nghiệp. Ở các đô thị, theo tôi
nghĩ, không nên để cây Bông gòn phát triển thái quá, nếu không muốn nói là phải
hạn chế trồng và phát triển. Như nhiều người đã thấy, đến mùa quả chín, khô và
nứt nẻ, tơ sợi của nó phát tán lung tung làm ảnh hưởng vẻ mỹ quan đô thị.
Chi bông gòn:
Chi Bông gòn (danh pháp khoa học:
Ceiba) là tên gọi để chỉ một chi với một vài loài cây thân gỗ lớn trong một số
khu vực nhiệt đới, bao gồm Mexico, Trung và Nam Mỹ, Bahamas, Caribe, Tây Phi và
Đông Nam Á. Một số loài có thể cao tới 70 mét hoặc hơn thế, với thân cây thẳng,
nói chung ít tạo cành nhánh, tán lá lớn, trải rộng và các rễ "gia cố"
có thể cao hơn chiều cao của một người lớn đứng thẳng. Loài được biết đến và
trồng nhiều nhất là cây bông gòn (Ceiba pentandra).
Quan điểm của các nhà thực vật học gần đây là
đưa chi Chorisia vào trong chi Ceiba, sẽ làm tăng số lượng loài được chấp nhận
từ 10 lên tới 20 hoặc nhiều hơn và đặt toàn bộ chi mới trong họ Cẩm quỳ.
Các loài thuộc chi Ceiba bị ấu trùng của một số
loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, như Bucculatrix ceibae chỉ phá
hoại chi này.
[giaban][/giaban]
[giacu][/giacu]
[hot]HOT[/hot]
[hangsx][/hangsx]
[tinhtrang]Còn hàng[/tinhtrang]
[mota]
- Có bảo hành
- Xuất xứ:
[/mota]
[chitiet]
1. Keo Cuba
1.1 Đặc điểm:
Cây keo Cuba hay keo dậu
có tên khoa học là Leucaena leucocephala, có
nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Ở nước ta, cây keo dậu còn có tên là bình linh,
quả dẹp, me, táo nhơn ..... và mọc tự nhiên ở một số nơi thuộc duyên hải
miền Trung. Gần đây chúng ta có nhập một số giống keo dậu từ Australia và một
số nước khác.
Keo dậu thuộc họ đậu, thân bụi hoặc thân gỗ lâu năm. Cây có thể cao tới 10 m và
rễ có thể đâm sâu tới 4 m. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác
nhau, nhưng thích hợp nhất là đất nhiều mùn, dễ thoát nước với pH =
5,5 - 7,5. Ở những vùng nhiệt đới, mưa nhiều cây phát triển mạnh. Cây có khả
năng chịu hạn rất tốt nhưng kém chịu lạnh và sương muối
Năng suất chất xanh thay đổi tuỳ theo giống, điều kiện đất đai, khí hậu và điều
kiện chăm sóc... Trung bình có thể đạt 40 - 45 tấn chất xanh/ha/năm. Ngoài việc
sử dụng phần chất xanh làm thức ăn gia súc người ta còn trồng keo dậu làm cây
che bóng cho những cây khác, để tận thu gỗ củi làm chất đốt và cải tạo đất nhờ
bộ rễ có nốt sần của nó
Chu kỳ kinh tế trồng keo dậu 5 - 6 năm. Từ năm thứ hai sau khi trồng mỗi năm
chỉ cần làm cỏ và bón phân một lần vào vụ xuân.
2. Kỹ thuật trồng
- Thời gian trồng :
Tốt nhất là vào tháng 4
- Chuẩn bị đất :
Có thể trồng keo dậu ở ruộng tập trung, trên bờ bụi, bờ mương máng hoặc trong
vườn, làm hàng rào. Cần chú ý chọn loại đất thoát nước, ít chua. Nếu trồng tại
ruộng thì chuẩn bị đất như khi trồng các loại đậu đỗ khác. Sau khi cày bừa và
làm đất tiến hành lên luống rộng 3 m, rạch các hàng trên luống cách nhau
70 - 80 cm, sâu khoảng 10 cm
- Phân bón :
Mỗi ha cần 10 tấn phân chuồng, 300 kg phân lân nung chảy và 150 kg clorua kali.
Các loại phân này dùng bón lót toàn bộ trước khi bừa lần cuối và mỗi năm bón
một lần vào vụ xuân
- Cách trồng và chăm sóc :
Trước khi gieo, cần xử lý hạt như sau : làm ướt hạt bằng nước lã, sau đó đổ
nước nóng 90 - 1000C vào và ngâm trong vòng 5 phút.
Bước tiếp theo là gạn hết nước nóng và đổ nước lã vào cho ngập hạt, ngâm tiếp 5
- 10 giờ, rồi lại gạn hết nước và để hạt thật khô ráo, trước khi đem gieo
Gieo hạt theo hàng rạch, trung bình 1m dài gieo 20 hạt (lượng hạt khô cần cho
mỗi ha khoảng 20 kg), lấp đất sâu khoảng 5 cm
Cũng có thể gieo hạt vào bầu đất hoặc vườn ươm, sau đó, khi cây mọc cao
khoảng 45 cm bứng đi trồng (trong trường hợp trồng làm hàng rào) như các loại
cây gỗ khác; trồng cây cách cây 50 cm
Sau khi trồng khoảng 10 ngày, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, nếu cần thiết thì gieo
hoặc trồng dặm lại. Dùng cuốc xới xáo nhẹ theo hàng và làm sạch cỏ dại hai đợt
: lúc 15 ngày và lúc 40 ngày sau khi trồng.
3. Thu hoạch và sử dụng
Sau khi trồng khoảng 4 -5 tháng, có thể thu hoạch lứa đầu (tuỳ theo đất đai và
điều kiện chăm sóc, lúc đó cây có thể cao tới 1,5 m).
Khi thu hoạch lứa đầu, cắt gốc cách mặt
đất 70 cm. Các lứa tiếp theo cắt chừa lại cành mới tái sinh 5 cm và cứ sau
khoảng 45 ngày cắt một lần.
Có thể sử dụng keo dậu như nguồn thức ăn
tươi xanh (cắt về cho gia súc ăn tại chuồng hoặc chăn thả trên bãi trồng
keo dậu ). Cũng có thể phơi sấy khô, nghiền thành bột
Keo Cuba là cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein (protein thô =
21 - 25%). Đây thực sự là nguồn thức ăn bổ xung protein có giá trị chẳng những
cho gia súc mà cho cả gia cầm.
Tuy nhiên, keo dậu có hạn chế là chứa một
lượng nhỏ độc tố mimosine (thường tập trung trong các phần non của cây như lá,
chồi non). Vì vậy khi sử dụng keo dậu cần có biện pháp làm giảm hàm lượng
mimosine (như xử lý nhiệt trên 700C; nhúng trong
nước qua đêm; phun dung dịch sulphát sắt II... ) và khống chế lượng keo
dậu chỉ chiếm < 30% khẩu phần cho gia súc nhai lại.
Với bò sữa, keo dậu cũng là loại thức ăn
rất tốt, làm tăng năng suất sữa lên 10 - 15%. Có thể trộn vào thức ăn tinh cho
mỗi con bò sữa mỗi ngày 1,0 - 1,5 kg bột keo Cuba.